Tin Tức

  • Top 27 Địa Điểm Du Lịch Hà Nam Nổi Tiếng Thú Vị

    1. Nhà Bá Kiến – Các Địa Điểm Du Lịch Hà NamĐịa chỉ: Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà NamGiá vé: Miễn phíNgôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo”. Từ lâu đã trở thành điểm tham quan của du khách. Nhà có 3 gian thiết kế theo phong cách truyền thống nông thôn Việt Nam. Dù đã nhuộm màu thời gian nhưng ngôi nhà vẫn giữ được nét cổ kính của giai đoạn 1940 – 1945.                                                                                                                                                                         2. Đền Trần Thương – Tour Du Lịch Hà NamĐịa chỉ: Nghĩa trang nhân dân thôn Trần Thương, Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà NamGiá vé: Miễn phíĐền Trần Thương là nơi được Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn làm sinh phần sau khi đánh thắng quân Nguyên – Mông xâm lược lần thứ 2. Đây là công trình kiến trúc độc đáo, mang phong cách nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức vào Rằm tháng Giêng và 20 tháng Tám (Âm lịch) hàng năm. Là một trong ba lễ hội vùng lớn nhất của tỉnh Hà Nam. Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo, như lễ rước nước và thi bơi chải trên sông. Rất đáng để du khách tới đây trải nghiệm.>> Xem thêm: Bỏ Túi 28 Địa Điểm Du Lịch Hưng Yên Không Nên Bỏ Lỡ3. Khu Du Lịch Sinh Thái Tam Chúc – Khu Du Lịch Hà NamĐịa chỉ: Ba Sao, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: 60.000 VND/vé xe điện khứ hồiTam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, với phong cảnh nước non hùng vĩ. Đặc biệt nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, đẹp như cõi mộng. Bởi thế, Tam Chúc được ví như “Vịnh Hạ Long” trên cạn. Bất cứ ai đặt chân đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường. >> Xem thêm: Mê Mẫn Với 29 Địa Điểm Du Lịch Thái Nguyên Đẹp Siêu “Hot”4. Đền Lảnh Giang – Du Lịch Hà Nam Việt NamĐịa chỉ: Làng Yên Lạc, Duy Tiên, Hà NamGiá vé: Miễn phíĐền Lảnh Giang là ngôi đền thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18. Đền tọa lạc trong khuôn viên 3.000 m2, nơi đây không có núi đồi, nhưng bạt ngàn màu xanh của cây trái, rừng nhãn, bến nước, đầm sen, phảng phất hào khí của một miền địa linh nhân kiệt, phồn thịnh êm đềm. Người ta thường đi lễ đầu năm ở đây và cúng lễ cầu mong một năm mới an lạc và may mắn. >> Xem thêm: Top 30 Địa Điểm Du Lịch Hà Nội Nhất Định Phải Ghé5. Kẽm Trống – Địa Điểm Du Lịch Tại Hà NamĐịa chỉ: Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà NamGiá vé: Miễn phíKẽm Trống hiểu đơn giản là một khoảng trống nằm chen giữa hai dãy núi đá vôi do một con sông chảy ở giữa tạo nên. Đây là một thắng cảnh bao gồm cả sông lẫn núi, đồng ruộng và cỏ cây. Cảnh của trời và đất, của con người tạo dựng đã hoà nhập vào nhau thành một quần thể hoàn chỉnh. Trời xanh thẳm, núi xanh biếc và dòng nước trong xanh luôn hấp dẫn mọi người đến tham quan.>> Xem thêm: Top 28 Địa Điểm Du Lịch Thanh Hóa Không Nên Bỏ Lỡ6. Ao Dong – Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Hà NamĐịa chỉ: Bút Phong, Liên Sơn, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: 10.000 VNDAo Dong được tạo nên bởi các dãy núi cao, với rừng cây bên sườn núi. Sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, trời xanh, nước biếc, âm thanh của những chú chim rừng từ trên cao vọng xuống… đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật hùng vĩ và trở thành điểm du lịch sinh thái có giá trị của tỉnh Hà Nam. Vào những ngày hè, du khách đổ xô về đây rất đông để ngắm cảnh, tắm mát.7. Hang Luồn – Địa Điểm Du Lịch Của Hà NamĐịa chỉ: Bút Phong, Liên Sơn, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: 10.000 VNDXuất phát từ cây cầu Tình Yêu, du khách ngồi trên thuyền sẽ bắt đầu hành trình khám phá hang Luồn. Cửa hang khá rộng, độ cao tùy thuộc vào mùa con nước. Trong hang Luồn chưa có hệ thống đèn điện thắp sáng, du khách được nhà thuyền trang bị những chiếc đèn pin đội đầu. Đây chính là một trong những điểm hấp dẫn, thú vị để du khách khám phá những hình thù thạch nhũ độc đáo. 8. Động Phúc Long – Chỗ Đi Chơi Ở Hà NamĐịa chỉ: Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà NamGiá vé: Miễn phíKhám phá động Phúc Long trên ngọn núi, ta đi vào trong động gặp một ngã ba. Tiếp theo, rẽ hướng bên phải ta thấy hàng chục hang động với nhiều thạch nhũ lóng lánh, đi sang trái ta gặp đường đầy đá nhô lên cao với nhiều hình thù kì lạ.Động Phúc Long có dáng một con rồng thắt túi, có nhiều dơi bám trên vách nên nhân dân địa phương còn gọi đây là hang dơi. Động hài hòa với cảnh quan núi Chùa, ngay bên cạnh là đình và chùa thôn Châu, tạo thành một di tích thắng cảnh hấp dẫn đối với du khách gần xa.Đặt Tour Du Lịch Online Tại Đây Để Nhận Ưu Đãi9. Bát Cảnh Sơn – Địa Điểm Du Lịch Quanh Hà NamĐịa chỉ: Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: Miễn phíTừ lâu, Bát cảnh sơn được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam. Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh nhưng hàng năm khách vãn cảnh chùa Hương và khách du lịch thập phương vẫn về thăm khá đông.10. Đền Trúc – Các Ngôi Đền Ở Hà NamĐịa chỉ: Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: Miễn phíNgôi đền được dựng bằng gỗ lim. Không gian quanh đền rợp bóng trúc, màu xanh hài hòa với mái ngói cổ kính, tường rêu phong trầm mặc. Trước kia, ở đây là cả một khu rừng trúc rộng lớn. Bây giờ, diện tích đã bị thu hẹp nhiều nhưng dấu tích của rừng trúc xưa vẫn còn vương lại. Đền Trúc không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn thu hút đông đảo du khách bởi lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt11. Đền Vũ Điện (Đền Bà Vũ) – Đền Thờ Ở Hà NamĐịa chỉ: Chân Lý, Lý Nhân, Hà NamGiá vé: Miễn phíĐền Bà Vũ hay đền Thánh Mẫu là ngôi đền có từ thế kỷ thứ XV, nằm bên sông Hồng. Bốn cột đồng trụ xây ngay trên mặt đê. Mặt quay ra sông theo hướng Bắc. Ngôi đền với các công trình nối tiếp bao xung quanh và nhà trung đường nằm ở chính giữa, với hai tầng mái vươn cao, nổi trội hẳn lên như một bông sen nở rộ khoe sắc dưới trời xanh. Đây chính là nét độc đáo của công trình kiến trúc tại đền.12. Chùa Long Đọi Sơn – Đi Chùa Hà NamĐịa chỉ: Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà NamGiá vé: Miễn phíChùa Long Đọi Sơn được biết đến là một danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa. Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “ Đại danh lam ” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ.Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Đọi Sơn phải kể đến là ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh. Cho tới nay, người dân vẫn thường qua lại nơi đây vào mỗi dịp lễ, tết để cầu khấn và gửi gắm mong ước của họ.13. Chùa Bà Đanh – Ngôi Chùa Nổi Tiếng Hà NamĐịa chỉ: Thôn Đanh, Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: Miễn phíChùa Bà Đanh có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch, nổi tiếng linh thiêng. Chùa có diện tích khoảng 10ha. Được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.Lễ hội Chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm, nhằm cảm tạ ân đức của các vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp tốt tươi, và cuộc sống no đủ của nhân dân.14. Làng Trống Đọi Tam – Làng Nghề Truyền Thống Hà NamĐịa chỉ: Thôn Đọi Tam, Xã Đọi Sơn, Huyện Duy Tiên, Hà NamGiá vé: Miễn phíLàng nằm dưới chân núi Đọi, một trong những ngọn núi có vị thế và cảnh đẹp ở Hà Nam. Nghề làm trống ở Đọi Tam đã có từ lâu đời, trên 1.000 năm. Làng trống Đọi Tam được nhiều người biết đến bởi đã làm ra chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam. Đây là một làng nghề truyền thống cổ xưa với những nghệ nhân bậc thầy về làm trống, góp phần gìn giữ một nét đẹp đã gắn bó lâu đời trong văn hóa người Việt.Đặt Tour Du Lịch Online Tại Đây Để Nhận Ưu Đãi15. Làng Nghề Dệt Lụa Tơ Tằm Nha Xá – Những Địa Điểm Du Lịch Hà NamĐịa chỉ: Mộc Nam, Duy Tiên, Hà NamGiá vé: Miễn phíLụa Nha Xá mềm mịn, bền đẹp nổi tiếng. Trải qua trăm năm tồn tại, lụa Nha Xá vẫn được xếp vào hàng lụa thượng hạng nức tiếng khắp vùng. Đến đây, bạn được thưởng thức cảnh đẹp của một làng quê đậm chất đồng bằng Bắc bộ , đan xen các ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp. Ngoài ra có thể lựa chọn cho riêng mình những tấm lụa đẹp nhất , được dệt và nhuộm bằng phương pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm.16. Núi Ngọc – Điểm Đi Chơi Ở Hà NamĐịa chỉ: Thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà NamGiá vé: Miễn phíNúi Ngọc là một ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống hướng tây bắc đông nam. Núi Ngọc không cao lắm. Ở đây cây cối mọc nhiều. Đứng trên ngọn núi, du khách có cảm tưởng như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh trong lành của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ. Đặt Tour Du Lịch Online Tại Đây Để Nhận Ưu Đãi17. Đình Đá Tiên Phong – Du Lịch Tỉnh Hà NamĐịa chỉ: Thôn An Mông, huyện Duy Tiên, Hà NamGiá vé: Miễn phíĐình đá Tiên Phong thờ Nguyệt Nga công chúa – nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình có kiến trúc độc đáo và được chạm khắc nghệ thuật công phu. Nhờ vậy mà mang vẻ đẹp mềm mại, sống động và độc đáo. Đây là một trong số ít ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay. Ngoài ra, nhiều đồ thờ tự có giá trị vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn.18. Làng Kho cá Vũ Đại – Khám Phá Làng Truyền Thống Hà NamĐịa chỉ: Làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà NamGiá vé: Miễn phíLàng Vũ Đại từ lâu đã nổi tiếng với món cá kho danh bất hư truyền. Cá kho làng Vũ Đại không còn xa lạ đối với những thực khách sành ăn, hoài cổ. Đó là món ăn truyền thống mang hơi thở của vùng quê đồng bằng chiêm trũng, được người dân nơi đây chế biến, lưu truyền. Họ coi đó là đặc sản không thể thiếu trong mỗi bữa cơm sum họp gia đình và làm quà biếu cho khách quý mỗi dịp tết đến xuân về.>>> Xem thêm: Khám Phá Top 10 Quán Cafe Đẹp Quận Hoàn Kiếm Hà Nội19. Núi Cấm – Các Địa Điểm Du Lịch Gần Hà NamĐịa chỉ: QL21A, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: Miễn phíNúi Cấm đứng độc lập, trông xa có hình dáng giống như một con sư tử nằm. hảm thực vật ở đây phong phú, cây cối rậm rạp. Cách đây tròn 20 năm, một người đi dạo núi đã vô tình phát hiện ra một cửa động nằm khuất sau lớp cây leo dưới chân núi Cấm. Từ đây, một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp được khai lộ, được gọi là Ngũ Động Sơn.20. Núi Chùa Thôn Châu – Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Hà NamĐịa chỉ: Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà NamGiá vé: Miễn phíNúi Chùa là một trong số những ngọn núi nối đuôi nhau ở địa phận thôn Châu Sơn và thôn La Mát thuộc Kiện Khê. Núi Chùa là ngọn trung tâm, trên đó có chùa Hang, có khu miếu ở phía bắc chùa. Vua Trần Duệ Tông đã cho lập đền thờ trên núi. Thời Pháp thuộc, Viễn Đông bác cổ đã liệt hạng núi Chùa là cổ tích danh thắng.21. Chùa Ông (Đền Tiên Ông) – Đi Chùa Hà NamĐịa chỉ: Tượng Lĩnh, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: Miễn phíĐền Tiên Ông được xây dựng vào đời vua Trần Nhân Tông trên lưng chừng núi Tượng Lĩnh, cao khoảng 200m giống hình con voi phủ phục. Trong quần thể Bát Cảnh Sơn, nổi bật là đền Tiên Ông nằm trên núi Tượng Lĩnh. Đi qua 150 bậc đá cao chừng 100 m, ngôi đền uy nghi, nằm sững sừng trên lưng chừng núi sẽ hiện ra trước mắt. Nhiều du khách đến đây muốn tận hưởng không gian thanh tịnh, yên bình ở chốn này.22. Sông Đáy – Điểm Tham Quan Ở Hà NamĐịa chỉ: Hà NamGiá vé: Miễn phíSông Đáy có chiều dài khoảng 240 km, chảy trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định. Là một phân lưu của sông Hồng, sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát môn.Đặt Tour Du Lịch Online Tại Đây Để Nhận Ưu Đãi23. Chùa Tam Giáo – Đi Du Lịch Hà NamĐịa chỉ: Tượng Lĩnh – Kim Bảng – Hà NamGiá vé: Miễn phíChùa Tam Giáo xưa kia có hàng trăm gian với hàng trăm pho tượng Phật uy nghi tráng lệ. Do thời gian và chiến tranh tàn phá nên chùa đã hư hỏng nhiều. Chùa mới được khôi phục lại những năm gần đây. Hiện chùa có bố cụ kiểu chữ 丁 Đinh, có 5 gian đại tế và một hậu cung, đại tế tạo 8 mái chồng diêm, lợp ngói nam.24. Hồ Tam Chúc – Vẻ Đẹp Của Hà NamĐịa chỉ: Kim Bảng, Hà NamGiá vé: Miễn phíTam Chúc là khu hồ nước ngọt tự nhiên, với dãy núi đá vôi bao bọc quanh khu hồ. Giữa lòng hồ có 6 quả núi nhỏ nhô lên, tạo thành những hình thế kì vĩ. Nơi đây có địa thế đẹp của một vùng địa linh sơn thủy hữu tình, có núi có hồ. Điểm nhấn của Tam Chúc còn là những cánh sen thơm mát lan tỏa khắp trong gió, trong sương, thơm ngát cả một vùng rộng lớn.25. Ngũ Động Thi Sơn (Ngũ Động Sơn) – Khám Phá Hà NamĐịa chỉ: Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà NamGiá vé: Miễn phíNơi này có 5 động nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn. Trong động nhiều thạch nhũ đa dạng theo nhiều kiểu, nhiều chiều với nhiều hình thù và màu sắc huyền ảo. Có cái mọc chồi từ vách động, có cái rủ từ trên cao xuống, có cái nhô cao từ mặt nền … tạo nên một bức tranh bằng đá tuyệt đẹp. Chỉ một lần ghé thăm, du khách sẽ cảm nhận vẻ đẹp của chốn bồng lai tiên cảnh nơi đây.26. Làng Thêu Ren Thanh Hà – Làng Nghề Tại Hà NamĐịa chỉ: Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà NamGiá vé: Miễn phíNghề thêu ren truyền thống An Hoà có cách đây hơn một thế kỷ (1893), do cụ Nguyễn Đình Thản là người trong thôn đi học hỏi và đưa nghề từ tỉnh Hà Tây về dạy cho con cháu trong làng. Trải qua hàng thế kỷ, đến nay người dân vẫn giữ được nghề bằng các sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.27. Làng Mây Tre Đan Ngọc Động – Du Lịch Khám Phá Hà NamĐịa chỉ: Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà NamGiá vé: Miễn phíLàng nghề Ngọc Động có truyền thông sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ mây, giang và tre… Đặc biệt, đây là làng nghề duy nhất sản xuất mây, giang và tre theo hình thức “xuyên” tại miền Bắc. Sản phẩm mây tre đan Ngọc Động được khẳng định trên cả thị trường trong nước và nước ngoài. Đó là một niềm vui không những của riêng người dân Ngọc Động mà còn là niềm tự hào của tỉnh Hà Nam. 
  • Lễ hội ở Hà Nam - TOP 10 lễ hội đặc sắc, lớn nhất trong năm

    Lễ hội ở Hà Nam khá nhiều và được tổ chức quanh năm. Tham gia lễ hội Hà Nam, du khách không chỉ được hòa vào không khí vui tươi mà còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của vùng đất này.Mục lụcKhông khí lễ hội vui tươi, nhộn nhịp ở Hà Nam (Ảnh: sưu tầm)Du lịch Hà Nam không chỉ níu chân du khách bởi cảnh quan đẹp, nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, những di tích lịch sử lâu đời mà còn bởi nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Có dịp đến đây, du khách nhớ đừng bỏ qua những lễ hội ở Hà Nam ấn tượng được chia sẻ sau đây.1. Lễ hội đền Lảnh Giang - lễ hội Hà Nam không thể bỏ quaThời gian: 18 - 25 tháng 6 âm lịch và 25 tháng 8 âm lịchĐịa điểm: thôn Yên Lạc, xã Mộc, Duy Tiên, Hà NamLễ hội đền Lảnh Giang là một trong những lễ hội ở Hà Nam lớn nhất trong năm. Đền Lảnh Giang là nơi thờ Tam vị Đại Vương (ba vị tướng đời Hùng Vương) cùng công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Hằng năm, vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch, nơi đây lại tổ chức lễ hội nhằm cầu mong mưa thuận gió hóa, thần linh che chở cho nhân dân trước thiên tai, bão lũ.Người trẩy hội nhộn nhịp tại đền Lảnh Giang Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội đền Lảnh Giang được tổ chức trang nghiêm với các hoạt động trồng kiệu, kéo cơ than, lễ cáo kỵ, lễ rượu kiệu, lễ tạ, hạ cờ. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi hấp dẫn như: hát chầu văn, múa lân, múa rồng, thổi cơm, chọi gà,... Lễ hội thu hút đông đảo người dân, du khách khắp nơi về vui chơi, dâng hương cầu tài lộc. 2. Lễ hội đền Trần ThươngThời gian: 18 - 20 tháng 8 âm lịchĐịa điểm: đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, Lý Nhân, Hà NamĐền Trần Thương là nơi thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Lễ hội đền Trần Thương là một trong những lễ hội ở Hà Nam nổi tiếng nhằm tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Trần và những vị anh hùng đã có công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII.Lễ hội tại đền Trần Thương Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức trong 3 ngày. Phần lễ trang nghiêm với nghi lễ rước cờ, rước kiệu, tế lễ, dâng hương được thực hiện bởi những người cao tuổi nhất trong làng. Ngoài ra, ngày hội còn tổ chức  nhiều trò chơi hấp dẫn thu hút người dân và du khách tham gia như tổ tôm, đi cầu kiều, cờ tướng, đập niêu,... Đăng kýTôi đồng ý với các chính sách bảo mật và điều kiện điều khoản của Vinpearl3. Lễ hội đền Bà Đanh - lễ hội truyền thống của Hà NamThời gian: tháng 2 âm lịchĐịa điểm: chùa Bà Đanh, thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà NamDu lịch Hà Nam vào mùa xuân, du khách nhất định không thể bỏ qua lễ hội đền Bà Đanh đặc sắc. Chùa Bà Đanh Hà Nam hay còn gọi là đền Bà Đanh là nơi thờ Pháp Vũ, một vị thần trong Tứ pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện). Lễ hội Hà Nam truyền thống đền Bà Đanh nhằm cầu thần linh phù trợ cho sản xuất nông nghiệp, mong mưa thuận gió hòa để cây cối tốt tươi, đời sống nhân dân no ấm.Đông đảo Phật tử, du khách khắp nơi về trẩy hội chùa Bà Đanh (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo du khách, Phật tử xa gần về tham dự. Lễ hội ngày nay vẫn giữ nguyên các nghi thức truyền thống cùng nhiều trò chơi dân gian như kéo co, cờ người, đua thuyền,... Năm 2019, lễ hội chùa Bà Đanh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.[NHẬP Mà FA1111 GIẢM 11%] VinWonders Nha Trang6.163 Người mua200.000 đĐặt ngay4. Lễ hội chùa Long Đọi Sơn Hà NamThời gian: 19 - 21 tháng 3 âm lịchĐịa điểm: chùa Long Đọi, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà NamTháng 3 âm lịch hằng năm là thời điểm người dân nô nức đón chờ lễ hội chùa Đọi Sơn Hà Nam. Lễ hội ở Hà Nam này được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới Đức Phật và vua Lý Nhân Tông. Đây là một trong những lễ hội truyền thống thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Hà Nam.Lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hằng năm (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội mở đầu với lễ rước kiệu từ chân núi tới chùa Long Đọi Sơn để tưởng nhớ công ơn vua Lý Nhân Tông và bà Nguyên Phi Ỷ Lan, người có công xây dựng nên chùa. Ngoài ra, còn có lễ Tịch điền thể hiện nét đẹp văn hóa của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh phần lễ là phần hội vui nhộn với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn như hát đối, chơi cờ người, đấu vật,... thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia vui chơi, cổ vũ. >>> Khám phá ngay chùa Tam Chúc Hà Nam - Ngôi chùa lớn nhất thế giới được mệnh danh “Hạ Long trên cạn”.5. Hội làng Gừa - lễ hội ở Hà Nam đặc sắcThời gian: mùng 4 tháng Giêng âm lịchĐịa điểm: làng Gừa, xã Liêm Thuận, Thanh Liêm, Hà NamNhắc đến lễ hội ở Hà Nam độc đáo không thể không nhắc đến hội làng Gừa. Lễ hội diễn ra trong không khí vui tươi, nô nức dịp đầu xuân. Phần lễ gồm tế lễ và lễ rước xách được thực hiện bởi những người có chức sắc trong làng. Xong phần lễ là phần hội nhộn nhịp với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, thể hiện tinh thần thượng võ như cướp cầu, đánh vật, đánh du, chém mía,... Thi đấu vật trong lễ hội làng Gừa (Ảnh: Sưu tầm)Ấn tượng nhất của hội làng Gừa, thu hút đông đảo người tham gia là phần thi cướp cầu, diễn ra vào giờ Tỵ. Đội giành chiến thắng trong phần thi này sẽ được vào cung hồi trống và cầu ước linh thiêng. Ngoài ra, lễ hội còn có các tiết mục chèo tuồng hấp dẫn phục vụ bà con.6. Lễ hội Tịch điền Đọi SơnThời gian: mùng 7 tháng Giêng âm lịchĐịa điểm: thôn Đọi Tín, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà NamLễ hội Tịch điền Đọi Sơn là một trong những lễ hội ở Hà Nam quan trọng, đề cao vai trò của nền sản xuất nông nghiệp, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên trong việc mở mang ruộng đất, phát triển nghề nông. Lễ Tịch điền có từ thời vua Lê Đại Hành và được lưu truyền cho đến ngày nay với nhiều nghi thức cổ truyền vẫn được giữ nguyên.Phần lễ tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội được mở đầu bằng nghi thức rước chân nhang từ nơi thờ vua Lê Đại Hành về chùa. Trong lễ cày tịch điền sẽ chọn một cụ ông có thần thái uy nghiêm hóa trang thành vua Lê Đại Hành thực hiện nghi thức cày cấy đầu tiên trên ruộng đất. Lễ Tịch điền với các hoạt động rước kiệu vua, tổ nghề, múa rồng, múa lân, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi, hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia.7. Lễ hội đền Trúc, Hà NamThời gian: ngày 6 tháng 2 - 10 tháng 2 âm lịchĐịa điểm: thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, Kim Bảng, Hà NamLễ hội ở Hà Nam đền Trúc còn được gọi là hội Quyển Sơn, là một trong những lễ hội lớn trong năm, thu hút đông đảo du khách khắp nơi về trẩy hội. Đền Trúc Hà Nam là nơi thờ tướng Lý Thường Kiệt, nằm trong khu du lịch đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn nổi tiếng. Lễ hội được tổ chức quy mô, rộng khắp từ đền Trúc tới ven núi Cấm, chùa Thi. Lễ hội đền Trúc Hà Nam diễn ra vào dịp đầu năm mới (Ảnh: Sưu tầm)Ngoài phần nghi lễ quan trọng, lễ hội đền Trúc còn có phần hội được tổ chức nhộn nhịp kéo dài trong nhiều ngày với các trò chơi hấp dẫn như chọi gà, kéo co, đấu vật, đập niêu,... Trong đó nổi bật là hội thi đua thuyền và múa hát dậm. Hội đua thuyền diễn ra trên sông Đáy thu hút đông đảo nhân dân, du khách tham gia cổ vũ. Hát dậm Quyển Sơn được thực hiện sau lễ rước tượng Phật về đền, kéo dài trong 3 ngày cho đến khi vãn hội.8. Hội thi thả diều Thời gian: ngày 15 tháng 05 âm lịchĐịa điểm: làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà NamNếu có dịp đến đất Hà Nam vào tháng 5 âm lịch, du khách nhớ đừng bỏ qua hội thi thả diều độc đáo, vui nhộn. Lễ hội ở Hà Nam này có ý nghĩa cầu mong cho một năm nhiều may mắn, mùa màng bội thu, đời sống no đủ. Hội thi thả diều thu hút đông đảo người làng, du khách đến xem, cổ vũ.Hội thi thả diều thu hút đông đảo du khách đến xem (Ảnh: Sưu tầm)Hội thi được người dân chuẩn bị từ tháng 11 âm lịch, mỗi làng sẽ tự làm mẫu diều riêng. Các thành viên trong đội chơi mặc áo dài, chít khăn tham gia lễ hội. Sau tiếng trống, diều sẽ được thả bay lên và được người chơi căng dây, điều khiển từ từ cho đến khi có tiếng trống kết thúc, diều sẽ được hạ xuống. Ban tổ chức làm việc ở sân đình sẽ tuyên bố giải và kết thúc hội thi. 9. Hội vật võ Liễu ĐôiThời gian: ngày 5 - ngày 10 tháng Giêng âm lịchĐịa điểm: làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, Thanh Liêm, Hà NamLễ hội ở Hà Nam vật võ Liễu Đôi diễn ra hằng năm vào dịp đầu xuân nhằm suy tôn vị thánh họ Đoàn, người có sức khỏe phi thường có công đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ đất nước. Lễ hội còn thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết của dân tộc, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của cha ông ta.  Các đô vật tranh tài trong hội vật võ Liễu Đôi Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội vật võ Liễu Đôi không chỉ là dịp để các đô vật nam trổ tài mà còn là dịp để chị em phụ nữ được tham gia đấu quyền, côn, kiếm đao,... không hề kém cạnh con trai. Ngoài ra, lễ hội còn thu hút du khách xa gần bởi nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn như thi nói vè, lễ chém chữ, thi chế biến món ăn đặc sản từ nguyên liệu ếch, lươn, ốc,...>>> Xem ngay chùa Phật Quang Hà Nam, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng có lịch sử hơn 100 năm tuổi, là nơi tu tập, thuyết giảng, tham quan và hành hương của đông đảo du khách trong và ngoài nước.10. Lễ hội làng Dâu - Lễ hội ở Hà Nam đặc sắcThời gian: 15 tháng 2 âm lịch Địa điểm: làng Mỹ Đôi, xã An Mỹ, Bình Lục, Hà NamLễ hội làng Dâu là một trong những lễ hội lớn bậc nhất của Hà Nam, thể hiện lòng biết ơn đối với ba vị anh hùng Ả Đào, Nguyễn Phương, Nguyễn Quế - những người có công trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh. Lễ hội còn là dịp để nhắc nhở về lịch sử oai hùng của dân tộc, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với các vị anh hùng có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.Hoạt động văn nghệ trong lễ hội truyền thống làng Dâu (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội Hà Nam làng Dâu gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là phần thi nuôi lợn to béo và sạch, làm bánh dày, thi trồng mía và trồng các loại trái cây để làm lễ vật. Phần thi này tượng trưng cho việc chuẩn bị lương thực trong chiến đấu. Phần thứ hai là phần thao, phần này sẽ sử dụng bánh dày, thịt lớn và nước mía trong cuộc thi để khao quân. Lễ hội diễn ra đông vui, là dịp để người dân, du khách khắp nơi vui chơi, tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất Hà Nam. 
  • Lễ hội Carnival đường phố Hà Nam năm 2022

    Tối ngày 03/8/2022, tại phố đi bộ - đường Biên Hoà, thành phố Phủ Lý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Phủ Lý, Tập đoàn Sun Group tổ chức khai mạc lễ hội Carnival đường phố Hà Nam năm 2022.Dự khai mạc có các đồng chí: Lê Thị Thủy - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố, Tập đoàn Sun Group; các nghệ sỹ, diễn viên trong nước và quốc tế cùng đông đảo Nhân dân...Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong những năm qua tỉnh Hà Nam luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển du lịch trên địa bàn. Hiện nay, tỉnh có nhiều khu du lịch lớn đã đi vào hoạt động như Khu du lịch Tam Chúc, sân golf Trường An… thu hút được lượng lớn khách du lịch. Để tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh sau khoảng thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2022 thành phố Phủ Lý tiếp tục tổ chức không gian đi bộ trên tuyến đường Biên Hoà và Châu Cầu vào tối thứ 7 hàng tuần với nhiều hoạt động nghệ thuật, ẩm thực phong phú thu hút hàng vạn người tham gia. Đặc biệt, thành phố Phủ Lý đã được chọn là địa điểm tổ chức lễ hội Carnival đường phố Hà Nam năm 2022. Đây là lần đầu tiên một lễ hội lớn với quy mô hoành tráng, nhiều nội dung chương trình phong phú, hấp dẫn. Cùng với màn xe diễu hành có mang hình ảnh của quê hương Hà Nam là trên 200 diễn viên, nhạc công chuyên nghiệp của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới trong trang phục rực rỡ nhiều màu sắc, âm thanh rộn rã diễu hành trên đoạn đường dài 900 m, qua các điểm ngã tư đường Châu Cầu và Lê Công Thành cắt đường Biên Hòa. Những vũ công đã cống hiến những vũ điệu, tiết mục nghệ thuật đầy cuốn hút, hấp dẫn khuấy động không gian và kéo bước chân của người dân cùng du khách xuống phố, hòa vào không khí sôi động của Carnival.Lễ hội Carnival đường phố Hà Nam năm 2022 diễn ra tại địa bàn thành phố Phủ Lý trong khung giờ từ 20h đến 21h30 ngày 03-04/8/2022 là hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động lễ hội, du lịch, văn hoá năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh.Lễ hội cũng là dịp thu hút nhiều du khách hơn nữa đến với Hà Nam nói chung, thành phố Phủ Lý nói riêng, tạo hình ảnh ấn tượng về mảnh đất và con người Hà Nam thân thiện, mến khách.Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội.Đại biểu lãnh đạo tỉnh và Nhân dân dự lễ hội
  • CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ DỰ LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN ĐỌI SƠN -HÀ NAM

    Chủ tịch nước dự Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn(Chinhphu.vn) - Nhân dịp đầu năm mới, sáng 7/2, tức mùng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần, tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ Tịch điền Đọi Sơn 2022 tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự, phát biểu và thực hiện nghi lễ cày ruộng Tịch điền. 07/02/2022  15:18Trong trang phục nhà nông, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các đại biểu thực hiện nghi thức Tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu - Ảnh: VGP/Đức TuânCùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.Mở đầu lễ hội là màn rước lễ trong tiếng trống hội rộn rã, cùng các màn múa rồng truyền thống hết sức đẹp mắt và sinh động để khai mạc lễ hội. Tiếp đó, đại diện xã Tiên Sơn thay mặt nhân dân xã đọc văn trình trước linh vị Vua Lê Đại Hành về việc kế tục tổ chức lễ Tịch điền, khai Xuân động thổ, đánh thức đất đai, khởi đầu mùa vụ, gieo trồng ngũ cốc, mong xã tắc phồn vinh, nhà nhà no đủ. Tiếng trống khai hội xuống đồng rộn ràng cùng với những sá cày "đánh thức đất đại, khai Xuân động thổ", cầu cho năm mới mưa gió thuận hòa, mùa vàng bội thu, là niềm mong đợi không chỉ của người dân tỉnh Hà Nam mà còn của nhân dân cả nước.Mở đầu lễ hội là màn rước lễ trong tiếng trống hội rộn rã, cùng các màn múa rồng truyền thống hết sức đẹp mắt và sinh động để khai mạc lễ hội - Ảnh: VGP/Đức TuânTiếp đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Hà Nam tổ chức lễ dâng hương Thần Nông và Vua Lê Đại Hành. Năm Nhâm Dần 2022 cũng là dịp kỷ niệm 1035 năm (987-2022) Vua Lê Đại Hành về cày ruộng Tịch điền, mở ra điển lễ sau này.Theo sử sách, cách đây 1.030 năm, tức năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987), Vua Lê Đại Hành, người vốn coi trọng nông nghiệp, đã về vùng đất núi Đọi sông Châu khởi xướng và đích thân cầm cày trong lễ xuống đồng đầu năm. Được lưu truyền từ đó đến nay, lễ hội Tịch điền được coi như một ngày quốc lễ, một lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, bởi nó mang ý nghĩa nhân văn, khuyến khích nhân dân lao động, sản xuất.Nghi lễ bái yết Thần Nông, cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu - Ảnh: VGP/Đức TuânPhát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong hàng ngàn lễ hội truyền thống diễn ra khắp các vùng miền cả nước, lễ hội Tịch điền của Hà Nam đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Lễ hội này đã dược Nhà nước công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" - một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai hoang, mở mang ruộng đồng, đề cao quan niệm: Lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tàng ổn định đất nước, ổn định xã hội."Trong bổi cảnh thiên tai dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19 trong năm 2021, nông nghiệp, nông thôn của nước ta một lần nữa không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng ổn định cuộc sống, đóng góp vào hội nhập quốc tế, xuất khẩu lớn hàng đầu khu vực, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam", Chủ tịch nước nêu rõ.Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích và đề cao sự phát triển của nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Từ khi tỉnh Hà Nam phục dựng và tổ chức Lễ hội Tịch điền đến nay, năm nào cũng tạo ra không khí phấn khởi trong thi đua sản xuất, giúp tăng năng suất lúa; các chương trình, dự án được triển khai và đem lại giá trị kinh tế cao.Buổi lễ tái hiện cảnh Vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do bô lão trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống - Ảnh: VGP/Đức TuânTrên đồng ruộng xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, áp dụng mạnh cơ giới hóa; mô hình trồng và nhân giống cây trồng, cánh đồng mẫu lớn, liên kết với nhà đầu tư nước ngoài và trong nước sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng. Sản xuất, chế biến nông sản của Việt Nam nói chung, của tỉnh Hà Nam nói riêng đã chuyển mình mạnh mẽ và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nông thôn mới ở nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.Nhấn mạnh đến nhiều lễ hội truyền thống tôn vinh nền nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và tỉnh Hà Nam tiếp tục gìn giữ, bảo tổn và phát huy các giá trị, chuẩn mực văn hóa để văn hóa thực sự là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chủ tịch nước cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải cách thủ thục hành chính để nông dân tiếp cận tốt nhất với những chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhà nước cũng cần có chính sách đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vật tư giống cây trồng đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý cho người nông dân.Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích và đề cao sự phát triển của nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN - Ảnh: VGP/Đức Tuân"Nhân đây, tôi đề nghị các cấp ủy, chính quyền, người dân chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, coi trọng giá trị sản xuất và sản lượng một số sản phẩm đảm bảo cân đối lớn", Chủ tịch nước nói. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống tưới tiêu hiện đại ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ; chú trọng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong các khâu của chuỗi giá trị, công nghệ sau thu hoạch, hình thành nền nông nghiệp thông minh. Các cấp, các ngành cần tập trung sản xuất, chỉ đạo sản xuất, khai thác thị trường quốc tế với 15 hiệp định thương mại tự do đã có, trong đó có EVFTA, Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương… Coi trọng sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhân dân trong nước với 100 triệu dân. Tập trung triển khai chương trình "Đưa hàng hóa từ nông thôn vào thành thị" với chất lượng tốt, an toàn thực phẩm cao, thuận lợi hơn cho người tiêu dùng.Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng ý nghĩa khuyến nông sâu sắc của lễ hội Tịch điền mang đến cho tất cả mọi người một khí thế mới, một không khí lao động hăng say, một tinh thần hiện đại hóa ngành nông nghiệp để góp phần đưa Nghị quyết 26 của TW Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống, xây dựng quê hương Việt Nam yêu dấu ngày càng giàu đẹp."Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Lễ hội Tịch điên Đọi Sơn Xuân Nhâm Dần - năm 2022. Một lần nữa, xin kính chúc đồng bào, đồng chí, quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công. Chúc một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, năm mới thắng lợi mới. Chúc các bác nông dân dồi dào sức khoẻ để ruộng đồng luôn tốt tươi, luôn rộn rã tiếng cười và hừng hực khí thế lao động, sản xuất", Chủ tịch nước phát biểu.Sau nghi lễ bái yết Thần Nông, cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu là màn trống khai hội do đội trống nữ làng Đọi Tam biểu diễn kết hợp với múa rồng. Buổi lễ đã tái hiện cảnh Vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do bô lão trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống.Trong trang phục nhà nông, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các đại biểu và người dân địa phương thực hiện nghi thức Tịch điền, cày những luống đất đầu tiên, khởi đầu cho mùa vụ mới bội thu.
  • CHÙA LONG ĐỌI SƠN -KHÁM PHÁ NGÔI CHÙA 900 NĂM TUỔI TẠI HÀ NAM

    Ít ai biết rằng Hà Nam lại có ngôi chùa Long Đọi Sơn đã hơn 900 năm tuổi. Hiện nay, ngôi chùa còn đang lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ thời Lý, đặc biệt là tấm bia mộ cổ độc đáo.Mục lụcGhé chùa Long Đọi Sơn - Di tích quốc gia đặc biệt ở Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)Hà Nam được mệnh danh là “chốn chùa chiền”, với vô số công trình tâm linh nổi tiếng. Trong đó phải kể đến chùa Long Đọi Sơn, với tuổi đời đã gần 1000 năm. Nếu bạn đang có dự định du lịch Hà Nam, đừng quên tham khảo những thông tin về chùa Đọi Sơn trong bài viết dưới đây nhé!1. Giới thiệu về chùa Long Đọi SơnChùa Long Đọi Sơn Hà Nam còn có tên khác là chùa Đọi, tiếng Hán gọi là Diên Linh Tự. Chùa có vị thế đẹp, nằm trên đỉnh ngọn núi Đọi, thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km về phía Nam và cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 11km, do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì cho xây dựng năm 1054 - 1058.Cổng chào chùa Đọi Sơn (Ảnh: Sưu tầm)Với những giá trị văn hóa và vẻ đẹp vừa cổ kính, uy nghiêm, vừa nhẹ nhàng, thanh thoát, năm 1992 chùa được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia. Đến tháng 12 năm 2017, chùa Đọi Sơn được lọt trong Top 10 Di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xếp hạng.>>> Xem ngay danh sách các chùa ở Hà Nam nổi tiếng linh thiêng.2. Lịch sử hình thành chùa Đọi SơnDưới triều đại Lý, núi Long Đọi được vua chọn làm nơi dựng hành cung và cất giữ nhiều báu vật lớn. Năm 1118, vua Lý Nhân Tông hạ lệnh cho xây dựng tháp Sùng Thiện Diên Linh và tu sửa ngôi chùa cổ - chính là chùa Đọi hiện giờ.Trải qua nhiều biến cố và mốc thời gian lịch sử, vào thời thuộc Minh, chùa và tháp đã bị đánh đổ. Đến cuối thế kỷ XVI, dưới triều đại Mạc, chùa được nhân dân xây dựng lại và làm cho thắng cảnh chốn tùng lâm lại trở nên mới mẻ.Giai đoạn sau, năm 1840, sư tổ Thích Chiếu Thường đã cho mở rộng chùa Đọi Sơn lên đến 125 gian, đúc tượng Di Lặc, in ấn và lưu hành nhiều bộ kinh phật.Lịch sử hình thành chùa Long Đọi Sơn Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)Năm 1947, chùa lại bị phá hủy trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau hòa bình, năm 1957, các tăng ni Phật tử và nhân dân đã tôn tạo, từng bước khôi phục lại chùa.3. Nên tới chùa Long Đọi Sơn lúc nào?Chùa Long Đọi mở cửa đón khách quanh năm, vì vậy, bạn có thể đến tham quan bất kể ngày nào. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch chùa Long Đọi Sơn của các du khách trước, những tháng đầu năm là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá và chiêm bái. Vào lễ hội tháng 3 âm lịch, lúc này chùa có rất nhiều hoạt động cho du khách khám phá và trải nghiệm.Nên đi chùa Đọi Sơn vào dịp đầu năm (Ảnh: Sưu tầm)4. Cách di chuyển tới chùa Đọi thế nào?Xuất phát từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển theo hướng ĐCT Hà Nội - Ninh Bình. Tại nút giao Vực Vòng thì rẽ phải, đến vòng xuyến tiếp theo thì di chuyển vào lối ra thứ 3 đi QL38. Đi khoảng 2km nữa thì rẽ vào đường Yên Nam. Từ đây, du khách chỉ cần chạy thẳng là tới khu vực núi Đọi.Có nhiều phương tiện cho bạn di chuyển đến chùa Đọi Sơn (Ảnh: Sưu tầm)5. Ở đâu khi ghé thăm chùa Đọi Sơn?Hà Nam có nhiều khách sạn, nhà nghỉ tốt cho du khách lựa chọn. Tọa lạc tại đường Biên Hòa, Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam, Vinpearl Condotel Phủ Lý là điểm dừng chân lý tưởng mang đến cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng có 1-0-2.Vinpearl Condotel Phủ Lý - Khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, hoàn hảo Vinpearl Condotel Phủ Lý là tòa tháp cao nhất thành phố, với 27 tầng, bao gồm 180 căn hộ khách sạn cao cấp, hiện đại. Mọi tiện ích đều khéo léo tích hợp trong căn hộ rộng 75m2, mang lại cảm giác ấm cúng, riêng tư như chính ngôi nhà thân yêu của bạn.Ngoài ra, nghỉ dưỡng tại đây, du khách còn có cơ hội trải nghiệm tắm bể bơi bốn mùa, thư giãn tại phòng bar, cùng dịch vụ spa đẳng cấp cho bạn kỳ nghỉ trọn vẹn nhất.Phòng nghỉ sang trọng, hiện đại>>> Đặt phòng tại Vinpearl Condotel Phủ Lý để nhận ưu đãi bất ngờ!Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhấtGiảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, VinpearlTích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác>>> Đăng ký hội viên Pearl Club MIỄN PHÍ ngay hôm nay để tận hưởng các đặc quyền ưu đãi tại hệ sinh thái Vinpearl.6. Có gì thú vị ở chùa Long Đọi Sơn?6.1. Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa ĐọiChùa Long Đọi Sơn có nét kiến trúc truyền thống của một ngôi chùa Việt Nam. Với những hình ảnh quen thuộc như: bậc thang đá dẫn đến quần thể di tích chùa trên đỉnh lủi, tòa Tam Quan gồm 5 gian, 8 mái, cổng tam quan, tòa Tam Bảo (7 gian bái đường và 3 gian Thượng điện), khu chính điện và sau cùng là khoảng sân của chùa - nơi đặt 18 vị La Hán.Khám phá kiến trúc chùa Đọi Sơn (Ảnh: Sưu tầm)Ngoài ra, chùa còn có các khu vực khác như nhà giảng đường, nhà thờ tổ, nhà khách, tăng phòng, nhà bếp,... Đứng từ trên đỉnh núi, du khách có thể ngắm trọn khung cảnh bình dị của đất, trời và non núi nơi đây, khiến tâm hồn thanh thản và nhẹ nhàng hơn.>>> Khám phá ngay 5 ngôi chùa Kim Bảng Hà Nam thu hút đông đảo du khách tham quan6.2. Tìm hiểu và tham quan các di vật tại chùa Đọi SơnTrải qua gần 1000 năm lịch sử, chùa vẫn sừng sững và hiên ngang trên ngọn núi Đọi. Hiện nay, chùa Long Đọi Sơn còn lưu giữ nhiều di vật cổ qua các giai đoạn như: tượng Quan Âm Thị Kính, tượng Di Lặc bằng đồng,...Trong đó, đáng nói nhất là tấm bia "Sùng Thiện Diên Linh" cổ gần 900 năm tuổi. Đây là công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo thời Lý, với chiều rộng là 1.75m, cao 2.5m, dày 0.3m đặt ngay khu vực cổng chính, trước tòa tam bảo.Tấm bia cổ "Sùng Thiện Diên Linh" thời Lý (Ảnh: Sưu tầm)6.3. Tham gia lễ hội chùa Đọi Sơn Hà NamĐến với danh thắng trên đỉnh núi Đọi Hà Nam, ngoài ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật cổ, du khách có thể hòa mình vào không khí lễ hội đặc sắc. Lễ hội đặc sắc tại chùa (Ảnh: Sưu tầm)Lễ hội chùa Long Đọi Sơn diễn ra vào ngày 21/3 Âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo người dân và khách muôn phương đến tham quan và chiêm bái. Đây không chỉ là ngày giỗ của cao tăng Thích Chiếu Thường mà còn là lễ tưởng niệm những người có công với đất nước.Chùa Long Đọi Sơn có nhiều điều hấp dẫn mà du khách nên tới khám phá. Trước khi bắt đầu vào chuyến hành trình, hãy tìm hiểu thật kỹ về đường đi, lịch trình cũng như những lưu ý về ăn mặc khi tới chùa nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ với người thân và bạn bè!
  • [TỔNG HỢP]TOP 25 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH TẠI HÀ NAM MÀ AI CŨNG NÊN THỬ ĐI

    1. Các địa điểm du lịch Hà Nam văn hóa, lịch sử1.1. Nhà Bá Kiến - Địa điểm du lịch Hà Nam từng xuất hiện trong tác phẩm văn học nổi tiếngCó lẽ trong số chúng ta đều từng biết đến Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở trong áng văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Khi tận mắt chứng kiến nhà Bá Kiến, du khách như một lần nữa được sống lại những năm 40-45 của thế kỉ trước.Nhà của Bá Kiến có địa chỉ thuộc xóm 11, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhà của Bá Kiến được xây dựng với kiến trúc đặc trưng vùng quê Bắc Bộ, gồm 4 hàng cột, với hơn chục cây gỗ lim cổ thụ quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Vì vậy đã qua trăm năm nhưng ngôi nhà vẫn giữ được nét nguyên sơ, cổ kính của nó. Nhà Bá Kiến - Khu du lịch Hà Nam đậm chất văn học (Nguồn: Sưu tầm)Thời điểm đẹp nhất để tham quan Nhà Bá Kiến rơi vào khoảng tháng 8 đến tháng 10, nhưng nếu bạn muốn tham gia thêm nhiều lễ hội sôi động tại Hà Nam thì bạn nên đi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3.1.2. Kẽm Trống Kẽm Trống thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.  Kẽm Trống thu hút du khách bởi thế núi tựa mây, những làn nước trong xanh, không gian yên ã, tĩnh lặng. Tất cả đã tạo nên một Kẽm Trống “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.Ngoài ra, khi đến Kẽm Trống bạn có thể tham quan một số địa điểm đẹp không kém như: núi Bồng, núi Vọng, núi Rồng ở phía bên phải bờ. Bên kia sông Đáy  lại có núi Rùa, núi Cổ Động, núi Trinh Tiết... Trên ngọn núi Trinh Tiết có một ngôi chùa cổ. Người dân nơi đây quan niệm rằng, ngôi chùa ấy tụ hợp linh khí của đất trời. Địa điểm du lịch Hà Nam không nên bỏ lỡ (Nguồn: Sưu tầm)1.3. Ao DongĐược đắp nặn từ sự tinh tế của đất trời, Ao Dong mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ đến lạ kỳ. Nơi đây được bao bọc bởi những dãy núi cao, chính vì vậy Ao Dong cực kỳ mát mẻ vào mùa hè. Cò trắng, sơn dương cùng nhiều loài chim đã tạo nên bức tranh bừng sức sống. Ao Dong thuộc địa phận xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Ao Dong Hà Nam (Nguồn: Sưu tầm)1.4. Hang LuồnAo Dong - Hang Luồn thường là 2 địa điểm du lịch Hà Nam không thể tách rời. Khi bạn ngồi trên con thuyền thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, bạn sẽ thấy dãy núi có hình vòm như cổng chào.Đó chính là hang Luồn. Bên trong hang Luồn có rất nhiều nhũ đá muôn hình vạn trạng, tuy không có hệ thống đèn chiếu sáng nhưng ánh sáng tự nhiên trong hang cũng đủ khiến bạn như lạc vào không gian kỳ ảo.Hang Luồn (Nguồn: Sưu tầm)>>> Xem thêm: Cẩm nang BÍ KÍP du lịch Hà Nam đầy đủ, chi tiết nhất1.5. Động Phúc LongĐộng Phúc Long nằm trong khu núi Chùa thuộc trung tâm dãy núi Kiện Khê. Núi Chùa được cấu tạo từ nhiều khối đá lớn xếp chồng lên nhau, đầu mỏm đá lởm chởm, hình thù kỳ dị như chiếc đầu rồng, có những ngọn đá nhọn lên như sừng rồng và ngôi chùa như tâm điểm miệng con rồng. Trong động còn có rất nhiều thạch nhũ đá long lanh, huyền ảo. Chính sự kỹ vĩ đó đã khiến động Phúc Long trở thành địa điểm du lịch Hà Nam cực kỳ thu hút du khách. Phong cảnh non nước hữu tình (Nguồn: Sưu tầm)Du lịch Hà Nam 1 ngày - chuyến du lịch tâm linh cùng điểm check-in cực ĐẸPDu lịch núi Cấm Hà Nam - Ngọn núi thơ mộng và hùng vĩ[TỔNG HỢP] Danh sách các chùa ở Hà Nam nổi tiếng LINH THIÊNG1.6. Bát Cảnh Sơn - Địa điểm du lịch Hà Nam với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơBát Cảnh Sơn là khu danh di tích nổi tiếng thuộc địa phận xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Gọi là Bát Cảnh Sơn bởi nơi đây là dãy núi 8 cánh, theo ghi chép xưa, Bát Cảnh Sơn là nơi của các vị vua chúa, quần thần thường đến thưởng ngoạn cảnh đẹp. Tuy rằng theo thời gian nhiều ngôi chùa đã không còn nữa, nhưng Bát Cảnh Sơn vẫn được đông đảo du khách đến tham quan hàng năm. Các ngôi chùa đều có kiến trúc cổ xưa, mang hơi thở cổ kính, nguy nghiêm. Bao gồm: Đền Tiên Ông (Đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, Chùa Bà, Chùa Cả, Chùa Vân Mộng…Địa điểm du lịch Kim Bảng Hà Nam  (Nguồn: Sưu tầm)1.7. Làng Trống Đọi TamLàng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề làm trống đã có từ rất lâu đời, làng Trống Đọi Tam đã làm ra nhiều loại trống khác nhau như: trống dùng trong đình, chùa, trống dùng trong các dịp lễ, tết…Theo những người thợ làm trống lành nghề ở đây, để làm ra một chiếc trống phải trải qua 3 giai đoạn: làm da, làm tang và bưng trống. Mỗi bước đều cực kỳ tỉ mỉ nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, âm thanh trống. Trống được sử dụng nhiều trong các dịp lễ hội (Nguồn: Báo Dân trí)1.8. Làng Nghề Dệt Lụa Tơ Tằm Nha XáNếu nhắc đến chất lụa đẹp, mềm mịn thì không thể nhắc đến lụa tơ tằm Nha Xá. Vải lụa ở đây bền đẹp qua thời gian, dưới bàn tay của những người thợ dệt tài hoa, chất lụa rất đặc biệt, mặc vào mùa hè mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái. Làng nghề thuộc địa phận xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (Nguồn: Sưu tầm)Trải nghiệm thêm nhiều dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tiện nghi, sang trọng tại Vinpearl Condotel Phủ Lý sẽ khiến chuyến đi du lịch Hà Nam của bạn trọn vẹn hơn bao giờ hết. >>> Đặt phòng nghỉ dưỡng tại Vinpearl Condotel Phủ Lý nhanh, giá tốt1.9. Núi NgọcNúi Ngọc có địa chỉ ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Núi Ngọc là ngọn núi đá vôi, tách hẳn dãy núi với sông Đáy. Vì vậy bạn sẽ có cảm giác thanh tĩnh, yên bình tách xa những khói bụi ồn ã của thành phố. Phía chân núi có một ngôi đền cổ thờ một ông nghè có công với dân làng, là địa điểm tâm linh của nhiều người dân nơi đây.Rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp tại Hà Nam (Nguồn: Sưu tầm)1.10. Làng Kho cá Vũ ĐạiLàng Kho cá Vũ Đại bao đời nay vẫn nức tiếng gần xa bởi công thức cá kho đặc biệt, vị cá đậm đà được tẩm ướp cẩn thận cùng gừng, riềng, nước cốt chanh, nước cốt cua đồng, ớt, hành khô....Nếu bạn đến du lịch Hà Nam 1 ngày thì chắc chắn món cá kho này sẽ không thể bỏ qua trong thực đơn của mình. Cá kho Vũ Đại được nhiều người yêu thích (Nguồn: Sưu tầm)1.11. Làng Thêu Ren Thanh Hà Làng Thêu Ren Thanh Hà nằm cách thị xã Phủ Lý khoảng 10km về phía Nam, tương truyền làng nghề đã có tuổi đời hơn 100 năm và có những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.Nghề đã giúp nhiều hộ dân tại địa phương xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới. Không những vậy các sản phẩm của làng Thanh Hà đã được đưa ra xuất khẩu trên nhiều nước trên thế giới. Xuýt xoa với những món đặc sản Phủ Lý Hà Nam ngon nức tiếng xa gần27 điểm du lịch gần Hà Nội cực chill để 'đi trốn' cuối tuầnTOP 15 điểm du lịch Thanh Hóa được yêu thích nhất 20221.12. Làng Mây Tre Đan Ngọc ĐộngLàng Mây Tre Đan Ngọc Động đã từng sản xuất bộ tơi bao gồm 6 chiếc ghế salon và 1 chiếc ghế chao, được Bác Hồ kê trong nhà sàn để tiếp khách. Từ bao đời nay, người dân Ngọc Động không ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Du khách có thể mua các sản phẩm tại làng Ngọc Động về làm quà cho gia đình, bạn bè. Nhiều sản phẩm mây tre đan tinh tế (Nguồn: Sưu tầm)1.13. Núi CấmNúi Cấm có địa thế độc lập, nhìn từ xa núi Cấm có hình dáng như chúa tể sơn lâm đang nằm ngủ. Nơi đây bao gồm năm động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, được người đời biết đến với cái tên Ngũ Động.Nó cứ thế liên hoàn với nhau ăn sâu vào tận vào trong lòng núi.  Với thiên nhiên hoang sơ, nhiều hàng cây rậm rạp, động đá với hình dáng kỳ dị khác nhau chắc chắn sẽ đem đến cho du khách cảm giác vừa rùng rợn, vừa hấp dẫn.  Check in tại núi Cấm (Nguồn: Sưu tầm)1.14. Sông Đáy Sông Đáy là con sông chảy dài suốt các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định..Ở thượng nguồn, lưu lượng của sông bất thường nên mùa mưa thì lũ quét lại thêm dòng sông quanh co uốn khúc nên dễ tạo ra những ghềnh nước lớn.Đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua được nên thượng lưu sông Đáy thuyền bè không dùng được. Sông Đáy giống như người con gái lúc thì hờn dỗi, khi thì vui vẻ nhưng vẫn mang trong mình nét duyên dáng, đáng yêu vốn có của nó. Du lịch sông Đáy Hà Nam (Nguồn: Sưu tầm)>>> Xem thêm:  Review Vinpearl Phủ Lý: Giá phòng, ăn ở, đi lại, vui chơi>>> Trải nghiệm hệ thống khách sạn cao cấp, sang trọng tại Vinpearl Condotel Phủ Lý2. Địa điểm du lịch Hà Nam: Những điểm du lịch tâm linh đẹp, thanh tịnh2.1. Đền Trần ThươngĐền Trần Thương có địa chỉ tại thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Là một ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay trên phần đất khi xưa ông dùng làm kho lương phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 2 (1285).  Đây là địa điểm du lịch Hà Nam mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc ta. Đền Trần Thương (Nguồn: Báo Thanh niên)2.2. Khu Du Lịch Sinh Thái Tam Chúc - Địa điểm du lịch Hà Nam với ngôi chùa lớn nhất thế giớiNhắc đến chùa Tam Chúc Hà Nam là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích 5100ha. Năm 2019, chùa Tam Chúc đã vinh dự được lựa chọn làm nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc hay còn gọi là Đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc, với sự tham gia của hàng nghìn tín đồ Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới. Lễ khai hội chùa Tam Chúc vào ngày 12 tháng giêng hàng năm. Du lịch Tam Chúc Hà Nam tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Nguồn: VTC)Nơi đây không chỉ là địa điểm tâm linh Hà Nam mà còn trở thành điểm check in cho nhiều giới trẻ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, non xanh nước biếc. Bạn có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển tham quan trong chùa như: đi xe điện, thuyền hoặc cả 2 với giá từ 100.000 - 300.000 VND/người.2.3. Đền Lảnh Giang - Địa điểm du lịch Hà Nam gắn liền với truyền thuyết Tam Vị Đại VươngĐền Lảnh Giang có địa chỉ tại xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Đền thờ Tam Vị Thủy Thần từ thời Hùng Vương, vợ chồng công chúa Tiên Dung – Chử Đồng Tử.Nếu bạn lựa chọn tham quan đền Lảnh Giang thì hãy đi trong khoảng thời gian là tháng 6 (từ mùng 1 đến mùng 4) và lễ hội tháng 8 âm lịch. Bởi đó là lúc diễn ra nhiều lễ hội linh đình, mang đậm bản sắc, phong tục nơi đây. Trong đó lễ hội tháng 6 là lễ hội chính, lễ hội tháng 8 là lễ dâng hương.Lễ hội tại đền Lảnh Giang (Nguồn: Sưu tầm)Cẩm nang BÍ KÍP du lịch Hà Nam đầy đủ, chi tiết nhất19 điểm du lịch Hải Phòng tuyệt đẹp nhất định phải đến một lầnDu lịch chùa Tam Chúc Hà Nam - Ngôi chùa lớn nhất thế giới2.4. Đền Trúc - Địa điểm du lịch Hà Nam có lịch sử hàng trăm năm tuổiĐây là một trong những địa điểm du lịch Hà Nam vừa kết hợp du lịch lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Đền Trúc giống như tên gọi của nó, là không gian xanh mát với những dáng cây trúc xanh ngợp trời. Lễ hội đền Trúc Hà Nam thường được tổ chức từ mùng 1 tháng giêng đến ngày 10 tháng 2 theo lịch âm. Đền Trúc thuộc địa phận của xã Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam (Nguồn: Sưu tầm)2.5. Đền Vũ Điện (Đền Bà Vũ) Đền Vũ Điện nằm tại Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân , tỉnh Hà Nam. Đây là nơi thờ nàng Vũ Thị Thiết, nguyên mẫu là “Người con gái Nam Xương” trong áng văn học nổi tiếng “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Cũng như bao ngôi đền khác, đền Vũ Điện có lối kiến trúc cổ điển, có câu đối, đại tự, hoành phi…Đền Vũ Điện (Nguồn: Sưu tầm)2.6. Chùa Long Đọi SơnChùa Long Đọi Sơn (còn gọi là Chùa Đọi hoặc Chùa Đọi Sơn) là một ngôi cổ tự gắn với bia tháp Sùng Thiện Diên Linh nổi danh có từ thời Lý. Đây là di tích có giá trị quan trọng về mặt lịch sử, khảo cổ học và là một biểu tượng văn hóa của trấn Sơn Nam xưa cũng như Hà Nam ngày nay.Chùa Long Đọi Sơn (Nguồn: VOV)2.7. Chùa Bà ĐanhChùa Bà Đanh có diện tích khoảng 10ha, là một ngôi chùa cổ kính nhất Hà Nam thuộc địa phận xã Kim Bảng. Chùa hướng mặt ra sông Đáy, ôm trọn khung cảnh non nước hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Mọi người thường nói vui rằng “Vắng như chùa Bà Đanh” thực thực tế vào dịp lễ hội hay ngày thường nơi đây không hề vắng vẻ chút nào, ngược lại lại rất đông đúc nhộn nhịp. Chùa Bà Đanh (Nguồn: Sưu tầm)2.8. Đình Đá Tiên Phong Đình đá Tiên Phong là nơi thờ phụng Nguyệt Nga công chúa. Bà là nữ tướng anh hùng của Hai Bà Trưng đồng thời là bà tổ nghề trồng dâu nuôi tằm của người dân Tiên Phong. Vào mùa lễ hội hàng năm, đình đá Tiên Phong thu hút rất đông người dân tứ phương đổ về cầu bình an, cầu hạnh phúc… cùng nhiều trò chơi dân gian vẫn được lưu giữ đến tận bây giờ như: kéo co, chèo thuyền, tục vồ cầu lấy may... Chèo thuyền - trò chơi dân gian được nhiều người yêu thích (Nguồn: Báo giáo dục và thời đại)2.9. Núi Chùa Thôn ChâuNgười ta ví núi Chùa như một con rồng ngậm long châu bởi xung quanh nhiều dải đá lởm chởm tựa thế hình rồng, còn núi Chùa chính là viên long châu lấp lánh quý giá. Hơn nữa trên đỉnh núi có nhiều cây cổ thụ khác nhau, nếu đứng từ trên cao bạn sẽ thu trọn được phong cảnh của sông Đáy, núi Bút Sơn.. vào trong tầm mắt. Địa điểm du lịch tại Hà Nam cho chuyến đi của bạn (Nguồn: Sưu tầm)2.10. Chùa Tam GiáoChùa Tam Giáo hay còn có tên gọi khác là chùa Ông. Qua thời gian và chiến tranh khốc liệt, chùa Tam Giáo đã phải qua nhiều lần tu sửa nên đã không còn giữ được nét đẹp vốn có của nó nữa. Chùa mới được tu bổ trong mấy năm trở lại đây. Chùa Tam Giáo (Nguồn: Báo Hà Nam)Về thăm nhà Bá Kiến – Cơ ngơi trăm tuổi của chánh tổng Bắc Kỳ17 địa điểm du lịch miền Bắc 1 ngày trên rừng – dưới biển thú vị nhấtChùa Bà Đanh Hà Nam - HƠN 300 NĂM vang danh lịch sử "Bảo Sơn Tự"2.11. Ngũ Động Thi Sơn (Ngũ Động Sơn)Ngũ Động Sơn gắn liền với truyền thuyết rằng lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi lúc ông chinh phạt phương nam đi qua thôn Quyển Sơn. Ông coi đó là điềm may mắn và cùng quân sĩ cầu lễ tế đại thắng.Lúc thắng trận trở về, ông đã khao thưởng quân đội và người dân nơi đây để ăn mừng chiến thắng. Sự kiện đó đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên ngọn núi là núi Cuốn Sơn. Một trong 5 ngọn núi trong Ngũ Động Sơn nổi tiếng. Ngũ Động Thi Sơn (Nguồn: Sưu tầm)Bên cạnh việc tham quan những địa điểm du lịch Hà Nam đẹp, hấp dẫn thì việc tìm cho mình một nơi nghỉ dưỡng cũng là điều cực kỳ quan trọng. Vinpearl Condotel Phủ Lý hứa hẹn sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn bởi hệ thống nghỉ dưỡng sang trọng, chuyên nghiệp, cùng nhiều dịch vụ sang trọng đi kèm.
  • TOP 7 ĐẶC SẢN HÀ NAM NHẮC ĐÉN LÀ THÈM

    Dulichngay.net Khi có dịp đặt chân nên mảnh đất Hà Nam, các bạn không nên bỏ qua những món ăn đặc sản Hà Nam nổi tiếng mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, bởi chúng không chỉ ngon mà còn mang đậm tình quê, hồn đất nơi đây.Bánh cuốn Phủ LýLà món đặc sản Hà Nam nổi tiếng không thể không nhắc đến, Bánh cuốn vốn là thức bánh quen thuộc của người dân Hà Thành, nhưng không giống bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn làng Kênh Nam Định…bánh cuốn Phủ Lý có hương vị rất riêng, gần gũi với ẩm thực Hà Nội, nhẹ nhàng mà tinh tế.Bánh cuốn Phủ Lý thường ăn kèm với chả nướng. Để làm nên những miếng chả thơm ngậy, người ta tẩm ướp thịt với gia vị rồi xiên vào que tre trên than hồng chứ không nướng đại trà trong vỉ sắt. Món ăn tuyệt ngon khi thêm vài giọt tinh dầu cà cuống.Mắm cáy Bình LụcỞ Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng… thế nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục. Mắm cáy được chế biến công phu. Những con cáy nhỏ được lột yếm, bóc trắng, giã cho thật nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Sự cầu kỳ của món ăn đòi hỏi người dân phải phơi đủ nắng, đủ sương sao cho thật ngấu mới đem dùng.Chuối ngự Đại HoàngChuối Ngự là thực phẩm tiến vua của vùng quê Đại Hoàng, Lý Nhân, Hà Nam với đặc điểm thân cao, dài óng ả. Mỗi cây chỉ ra 1 buồng, mỗi năm ra 1 lần và vị trí tít trên ngọn cao. Khi chín quả vàng óng rất đẹp, chĩa ra ngoài như đại sen Bồ Tát.Với những đặc điểm nổi bật cùng và hương vị thơm ngon, chuối Ngự đã trở thành đặc sản Hà Nam nổi tiếng và được nhiều du khách biết đến.Bánh đa kiện KhêBánh đa bạn sẽ bắt gặp ở nhiều địa phương nhưng mỗi nơi sẽ có những bí quyết làm và hương vị khác nhau. Trong đó không thể không nhắc tới bánh đa Kiện Khê – Thanh Liêm – Hà Nam.Đặc điểm bánh đa Kiện Khê làm từ nguyên liệu gạo, vừng kết hợp món ăn có sẵn như cùi dừa, chuối tiêu…  tạo nên sự khác biệt. Chính sự cẩn thận, sáng tạo đã tạo nên thương hiệu bánh đa Kiện Khê được nhiều thực khách thích thúRượu làng VọcLàng Vọc có nghề nấu rượu gạo truyền thống. Bao đời truyền nối, họ vẫn chỉ trung thành với một công thức chưng cất rượu: nấu bằng gạo ủ men ta – thứ men gồm 36 vị thuốc Bắc.Dù tốn nhiều công và số lượng rượu làm ra không nhiều như các quy trình công nghiệp hơn nhưng đổi lại, rượu làng Vọc an toàn và tạo danh tiếng riêng. Chỉ cần mở nắp chai rượu làng Vọc ra là ngửi thơm ngào ngạt hương gạo, vị đậm đà, ngọt mà không say, không đau đầu.Bún Tái KênhLàng Tái Kênh ghi tên trong bản đồ ẩm thực bằng món bún dẻo dai nức tiếng. Bún Tái Kênh trắng, trong, săn sợi và không dùng chất bảo quản. Qua nhiều giai đoạn ngâm gạo, xay gạo, nhào nặn bột, luộc, giã theo bí truyền riêng của gia đình, dòng họ trong làng mà mới có thành quả là những lá bún, vắt bún ngon lành.Bún Tái Kênh được người dân trong vùng và các khu lân cận rất ưa chuộng. Người ta hay bảo nhau, bún này ăn với mắm cũng thấy ngon là có lý do của nó.Quýt Lý NhânQuýt Lý Nhân quả dẹt, vỏ giòn, mỏng, khi chín màu vàng ươm. Quýt vùng này mọng nước bên trong và nhiều tinh dầu bên ngoài. Dùng tay bóc vỏ thấy mùi thanh mát tỏa ra dễ chịu. Quýt Lý Nhân loại quả đặc sản Hà Nam nổi tiếng khắp nơi không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới và cũng ừng dùng làm đặc sản tiến vua khi xưa. Vì thế, qua Hà Nam mùa quýt, nên tranh thủ thưởng thức món ngon đặc biệt trong thiên hạ.
  • CÁ KHO LÀNG VŨ ĐẠI NGON NỨC TIẾNG TẠI HÀ NAM

    Cá kho làng Vũ Đại có gì đặc biệt mà giá cao vẫn "cháy hàng"?VOV.VN - Cá kho làng Vũ Đại có nhiều tên gọi khác nhau như: Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam,...nhưng dù tên gọi nào thì món cá kho này cũng có nét đặc trưng khắc biệt.Làng Vũ Đại (hay còn gọi là làng Đại Hoàng), xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, có truyền thống kho cá từ rất lâu đời. Để có món cá kho ngon, điều quan trọng nhất là nguyên liệu cá phải tươi, ngon, gia vị chuẩn,... Cá nguyên liệu phần lớn được nuôi tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và một phần được nuôi ở khu vực lân cận. Cá được thu mua về thả trong bể nước ngay tại cơ sở kho cá để đảm bảo luôn tươi ngon.Anh Trần Bá Toản - chủ cơ sở cá kho Toản Hương ở làng Vũ Đại chia sẻ, cá kho ở Nhân Hậu ngon nức tiếng được làm từ loại cá trắm đen.Nói về bí quyết kho cá kho thơm ngon, ông chủ cơ sở cá kho Toản Hương ở làng Đại Hoàng cho biết, quan trọng nhất là nguyên liệu phải tươi ngon. Cá kho phải là loại cá trắm đen từ 4 - 6 kg trở lên.Sau khi đánh vẩy thì cá được cắt khúc, vừa vặn với niêu cá.Cá sau khi cắt khúc, rửa sạch sẽ được ướp muối.Ướp muối xong rồi xếp vào từng niêu theo các kích cỡ khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách đặt hàng. Giá mỗi niêu cá kho thấp nhất là 500.000 đồng. Có nhiều loại để khách lựa chọn, từ 500-600-700 nghìn đồng/niêu. Loạt đắt nhất là 1,5 triệu đồng/niêu.Một nồi cá kho giá 500 nghìn đồng thì được 1,5kg, cứ tăng giá 100 nghìn thì thêm 0,5kg cá. Khách mua biếu đặt loạt “xịn” thì giá 1,5 triệu đồng với loại cá trắm đen “khủng”.Các gia vị làm nên đặc trưng nồi cá kho truyền thống không thể thiếu được là riềng củ, gừng, ớt, chanh, hành củ, muối hạt, đường, nước cốt cua đồng, nước mắm, nước hầm xương, nước dừa…Bà Huyền – chủ cơ cở chế biến cá kho Hà Huyền cho biết, cá kho không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào nên chỉ dùng trong khoảng 5-7 ngày, nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.Bí quyết để tạo ra món cá kho ngon, ngoài nguyên liệu thì khâu chế biến cũng rất quan trọng.Có 3 công đoạn chính là làm cá, xếp cá vào nồi và kho cá, nhưng mỗi khâu đều có những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt để tạo ra nồi cá kho đạt chất lượng.Cá sau khi làm sạch sẽ được ướp bằng muối hạt, xếp vào nồi và đưa lên bếp. Quá trình làm cá phải đặc biệt lưu ý, cá sau khi chạm dao thì không được rửa lại, không tiếp xúc nước lạnh để giữ được độ ngọt tự nhiên và giúp nồi cá kho không bị tanh.Công đoạn xếp nồi càng cầu kỳ hơn. Nồi kho phải là nồi đất, để giữ nhiệt và giữ được vị mặn mòi của hương vị quê hương. Mỗi nồi cá được xếp một lớp riềng củ thái lát mỏng để dưới đáy nhằm tránh bị cháy khi kho trên bếp, các gia vị như gừng, ớt, hành củ đều được giã nhỏ, cùng với các gia vị khác và được điều tiết phù hợp với trọng lượng mỗi nồi cá.Cá khi xếp vào nồi phải xếp úp để khi kho trên bếp, với độ cong tự nhiên, cá không bị xáo trộn vị trí. Nước kho cá cũng được chế biến theo phương pháp riêng. Chính điều này giúp cho hương vị của nồi cá thành phẩm có chất lượng đồng đều.Công đoạn kho cá trên bếp càng đòi hỏi yêu cầu cao nhất và cũng là phần việc vất vả nhất. Nồi cá khi đưa lên bếp sẽ được đun sôi với tốc độ nhanh nhất nhưng khi đã sôi rồi thì phải hạn chế ngọn lửa và tắt lửa hoàn toàn, chỉ ủ tro nóng phía dưới bếp để đảm bảo nồi cá luôn sôi.Sau khoảng 45 phút, mỗi nồi cá đều được kiểm tra, chế thêm nước dùng. Thời gian đỏ lửa kho cá đảm bảo từ 13 - 14 tiếng. Củi kho cá phải là củi nhãn, bởi nhiệt lớn, cháy ổn định, giúp thơm cá.
  • NGÔI NHÀ BA KIẾN HƠN 100 NĂM TUỔI TẠI HÀ NAM

    Cận cảnh ngôi nhà Bá Kiến hơn 100 năm tuổi ở "làng Vũ Đại" 08:12 14/01/2019 Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo”, từ lâu đã trở thành điểm tham quan của du khách thập phương. Bếp niêu kho cá làng Vũ Đại rực lửa ngày cận TếtCá trắm kho của làng Vũ Đại vượt biển dịp TếtKỳ lạ ngôi nhà “Bá Kiến” hơn 1 thế kỷ ở làng “Vũ Đại”Ngôi nhà của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” tọa lạc trên một khu đất rộng chừng 900m2 tại làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) nay gọi là làng Vũ Đại.Dù đã nhuộm màu thời gian nhưng ngôi nhà vẫn giữ được nét cổ kính của gia đoạn 1940 – 1945.Người dựng ngôi nhà này chính là cụ Trần Duy Hạnh, một lái buôn giàu có.Vào đầu năm 1910, ngôi nhà được hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở phủ Lý Nhân về làm ròng rã gần 1 năm mới xong.Sau khi cụ Hanh mất ngôi nhà được đưa cho người con trai là ông Trần Duy Xầm. Khi ông Xầm mất đi, ngôi nhà được giao cho con trai tên là Trần Duy Cát.Cụ Cát có tính ham mê cờ bạc, sau một canh bạc cụ Cát thu cụ Trần Huy Bính phải gán ngôi nhà trả nợ. Trong thời kỳ cụ Trần Huy Bính sống tại ngôi nhà này được nhà văn Nam Cao chính là thầy giáo thứ trong tác phẩm "Chí Phèo" đã xây dựng hình tượng cụ Trần Huy Bính thành nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm của ông.Sau khi trải qua 7 đời chủ, đến tháng 11/2007, ngành Văn hóa - Thông tin Hà Nam đã mua lại ngôi nhà này với giá 700 triệu đồng từ vợ ông Trần Hữu Hoà và giao cho Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý.Trải qua “thăng trầm” của lịch sử đến nay ngôi nhà được coi như “báu vật” của làng Vũ Đại.Tất cả gỗ của ngôi nhà này đều bằng lim. Trên các văng, kèo, li tô được chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồngNgôi nhà đã hơn 100 năm tuổi nhưng mái ngói vẫn chưa phải tu sửa, và không bị dột nát.Người trông coi ngôi nhà cho biết mái ngói ngôi nhà vẫn còn tốt dù đi lại trên mái cũng không hề sợ gãy vỡ.Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách du lịch về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao.
  • TOP ĐẶC SẢN HẤP DẪ TẠI HÀ NAM

    Gợi ý 10+ đặc sản Hà Nam làm quà tặng bạn bè ai cũng khen nức nở 02:59PM - 16/06/2021|Chủ đềẨm thực Hà NamKhi ghé đến Hà Nam, ngoài phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, du khách còn ấn tượng bởi những món ăn đặc sản Hà Nam làm quà ý nghĩa. Khách tham quan có thể khám phá, thưởng thức, cảm nhận hương vị đặc trưng và mua các món đặc sản Hà Nam làm quà như rau sắng Ba Sao, quýt Lý Nhân, cá kho làng Vũ Đại,...Mục lụcĐã đi du lịch Hà Nam, du khách không thể quên mua những món đặc sản Hà Nam làm quà cho bạn bè, người thân. Chắc chắn đây là món quà rất ý nghĩa, giúp người được tặng có cơ hội “du lịch ẩm thực Hà Nam” dù chưa một lần đặt chân đến nơi đây.1. Rau sắng Ba SaoNếu hỏi người dân địa phương: Hà Nam có đặc sản gì thì một trong những câu trả lời du khách thường nhận được nhất chính là rau sắng Ba Sao. Rau sắng là loại rau quen thuộc mọc ở vùng đồi núi, màu xanh thẫm, bóng mỡ và rất giàu dưỡng chất. Rau sắng ở Hà Nam thường mọc tự nhiên trên núi đá vôi, có hương vị thơm ngon không đâu sánh được.Rau sắng Ba Sao là món ngon đặc sản Hà Nam làm quà cho bạn bè, người thân rất ý nghĩa. (Ảnh: Sưu tầm)Mùa rau sắng thường kéo dài từ tháng Giêng tới hết tháng Tư (âm lịch), mọc nhiều ở huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Người dân sẽ sử dụng phần hoa, quả, lá non và đọt thân rau sắng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: Nấu thịt băm rau sắng, tôm nõn rau sắng, canh cá rau sắng,... Đặc biệt, chồi hoa của rau sắng dùng nấu canh và xào thịt bò rất ngon.Địa chỉ mua rau sắng: Bạn có thể tìm mua loại rau đặc sản làm quà tỉnh Hà Nam này ở các cửa hàng bán rau dọc đường hoặc ở các khu chợ.2. Bánh chưng làng ĐầmLàng Đầm là 1 trong 5 làng nghề gói bánh chưng nổi tiếng miền Bắc với truyền thống đã kéo dài hàng trăm năm. Nằm gần vựa lúa Nam Định với nhiều giống nếp quý, người dân làng Đầm đã chọn nếp Hải Hậu hoặc phối trộn với nếp cái hoa vàng; đậu xanh Nam Định hoặc Hà Nam, thịt lợn sạch cân đối nạc - mỡ để gói bánh.Bánh chưng làng Đầm - dẻo thơm vị bánh. (Ảnh: Sưu tầm)Những người thợ nghề thường dùng nồi tôn và nước mưa để luộc bánh chưng. Bởi vậy, bánh chưng làng Đầm có thể để 8 - 10 ngày mà vẫn không ôi thiu. Bánh chưng làng Đầm nức tiếng gần xa bởi hương vị dẻo thơm, đậm đà, ngon mà không ngấy, xứng đáng là một trong những đại điện của văn hóa ẩm thực Hà Nam. Địa chỉ mua bánh chưng: Tại làng Đầm, cách thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 5km, thuộc xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.3. Quýt Lý Nhân - loại quả đặc sản Hà NamNếu muốn mua đặc sản Hà Nam làm quà cho bạn bè, người thân, chắc chắn quýt Lý Nhân là một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách. Lý Nhân - Hà Nam là một huyện nằm ven sông Hồng, được thiên nhiên ưu đãi nên có đất đai màu mỡ, lý tưởng để trồng giống quýt đặc sản tiến vua. Quýt Lý Nhân - đặc sản Hà Nam ngon miễn chê. (Ảnh: Sưu tầm)Quýt Lý Nhân có vỏ mỏng, giòn, quả dẹt và màu vàng ươm. Thịt quýt có vị ngọt dịu, mùi thơm và nhiều nước. Địa chỉ mua quýt: Khu vực huyện Lý Nhân hoặc dọc đường về.4. Rượu làng VọcNếu không biết đặc sản Hà Nam là gì để mua về làm quà, du khách có thể mua rượu làng Vọc cho người thân. Rượu làng Vọc được nấu từ gạo nếp đặc sản, ủ với 36 vị thuốc bắc, nấu cùng gạo nếp thơm. Bí quyết tạo nên sức hấp dẫn của loại rượu này là nấu từ gạo nếp cái hoa vàng hoặc gạo nếp cẩm vẫn còn giữ nguyên vỏ cám, mới thu hoạch được 3 - 5 tháng.Rượu làng Vọc - nét văn hóa truyền thống của ẩm thực Hà Nam. (Ảnh: Sưu tầm)Theo người dân địa phương, yếu tố làm nên hương vị đặc trưng của rượu làng Vọc chính là nước ở làng vọc rất ngọn, mát lịm. Rượu có hương thơm đặc trưng, vị ngọt lịm, đậm đà như nghĩa tình người dân nơi đây.Địa chỉ mua rượu: Làng Vọc, xã Vũ Bản, Bình Lục, Hà Nam.5. Chuối ngự Đại HoàngHà Nam có gì từng được dâng vua? Câu trả lời chính là chuối ngự Đại Hoàng (chuối ngự mít). Loại chuối đặc sản Hà Nam làm quà này có đặc trưng là không để chín cây mà phải giấm thì ăn mới ngon. Lò dùng để giấm chuối cần phải đủ nhiệt độ thì chuối mới chín đạt chuẩn.Chuối ngự Đại Hoàng xưa là loại quả dùng để tiến vua (Ảnh: Sưu tầm)Vào mùa chuối ngự chín, chuối có hương thơm ngào ngạt, quả chuối nhỏ xinh, cuống thanh và thân mập. Không giống những loại chuối khác, chuối ngự có lớp vỏ vàng bóng, dễ bóc, ruột mềm và rất thơm. Khi thưởng thức một miếng chuối ngự, du khách sẽ không kìm lòng được mà muốn ăn tiếp.Địa chỉ mua chuối: Làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.>>> Để thưởng thức món chuối ngự từng được dâng vua hay những món ăn đặc sản Hà Nam hấp dẫn, du khách có thể đặt phòng tại Vinpearl Condotel Phủ Lý6. Cá kho làng Vũ Đại - đặc sản Hà Nam nổi tiếngKhi ghé thăm làng Vũ Đại - Hà Nam, bạn không chỉ được tìm hiểu về làng nghề kho cá truyền thống mà còn được thưởng thức món cá kho đặc sản nổi tiếng. Và có lẽ không cần dùng nhiều mỹ từ để giới thiệu hay thuyết minh về món ăn đặc sản Hà Nam này, bởi chính nó đã đủ sức tạo nên sức hút đối với thực khách. Cá kho làng Vũ Đại là một trong những món ăn đặc sản Hà Nam làm quà quen thuộc nhất. (Ảnh: Sưu tầm)Trước đây, món ăn này được gọi là cá kho tiến vua, hiện giờ đã trở thành món quà ý nghĩa và đậm hơi thở truyền thống. Cá kho làng Vũ Đại được làm từ cá trắm đen kho với thịt ba chỉ và các loại gia vị đồng quê đặc trưng. Niêu cá kho chuẩn sẽ không quá khô và không quá ướt, có màu sắc nâu sánh đẹp mắt, vị cá thơm béo ngậy, không còn mùi tanh, xương cá mềm nhừ, rất vừa ăn.Địa chỉ mua cá: Làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.7. Bánh đa Kiện KhêBánh đa Kiện Khê cũng là loại bánh kẹo đặc sản Hà Nam làm quà được rất nhiều khách du lịch lựa chọn. Bánh đa có vị thơm, giòn, đậm đà và béo ngậy đặc trưng.Bí quyết làm nên hương vị thơm ngon của bánh đa Kiện Khê chính là gạo ngon, kết hợp với dừa, vừng, lạc được chế biến công phu qua các công đoạn như ngâm gạo - xay bột - tráng bánh - nướng bánh - phơi nắng. Từng chiếc bánh đa vàng ươm, được rắc lạc rang giã dập, vừng và dừa thái sợi với hương vị béo bùi đặc trưng đã thuyết phục được những thực khách khó tính nhất. Bánh đa Kiện Khê là món quà dân dã khi ghé đến Hà Nam. (Ảnh: Sưu tầm)Địa chỉ mua bánh đa: Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.8. Mắm cáy Bình LụcMón mắm cáy Bình Lục nức tiếng gần xa luôn nằm trong top những món quà được du khách mua về nhiều nhất khi du lịch Hà Nam. Loại mắm này có đặc trưng là hương vị thơm, hơi hăng và cay cay.Bí quyết làm nên sức hấp dẫn của món mắm cáy chính là việc chế biến công phu, từ lựa chọn nguyên liệu là những con cáy tươi ngon tới bước rửa sạch rồi giã nhuyễn, trộn đều với các loại gia vị, cho vào hũ phơi ngoài nắng, chôn dưới đất. Mắm cáy Bình Lục là đặc sản du khách nên nếm thử khi đến Hà Nam. (Ảnh: Sưu tầm)Món mắm cáy thành phẩm có màu sắc đẹp, có hương vị thơm bùi của giềng, vị mặn của muối, vị cay nóng của gừng,... rất kích thích vị giác.Địa chỉ mua mắm cáy: Các cửa hàng đặc sản tại Hà Nam hoặc mua trực tiếp từ người dân huyện Bình Lục, Hà Nam.9. Hồng Nhân Hậu - đặc sản Hà Nam làm quà lý tưởngNếu đã ghé đến Hà Nam mà không ăn thử hoặc mua làm quà những quả hồng Nhân Hậu giòn thơm, vị ngọt đậm đà,... thì thật là thiếu sót. Khác với giống hồng ở những tỉnh thành khác, hồng Nhân Hậu - Hà Nam có trái lớn, không hạt, da mỏng, mịn, quả căng tròn, khi chín quả chuyển từ màu đỏ tươi sang đỏ thẫm mà không có vết nhăn hay rám đen. Nhân hạt bị thoái hóa, trong như thạch và mềm mềm.Hồng Nhân Hậu không hạt có hương vị thơm ngọt, làm thực khách mê mẩn. (Ảnh: Sưu tầm)Hồng Nhân Hậu có thể ăn ngay sau khi ngâm nước khoảng 3 - 4 ngày hoặc ăn sau khi được ủ chín. Bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài, đưa vào miệng, thực khách có thể cảm nhận được sự tan chảy của phần ruột hồng. Nếu đã một lần thưởng thức loại quả này thì hương vị của nó chắc chắn sẽ khiến thực khách mê mẩn ngay lập tức.Địa chỉ mua hồng: Xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.10. Thịt dê núiDê được chăn thả tự nhiên ở nhiều vùng thuộc các huyện Phủ Lý, Thanh Liêm, Kim Bảng,... của tỉnh Hà Nam. Thịt dê núi Hà Nam rất dai và ngọt, nhiều dưỡng chất. Nếu có dịp ghé đến Hà Nam, du khách nên nếm thử những món ăn đặc sản từ thịt dê núi như dê tái chanh, dê xào lăn, dê nướng,... 

2 » ( 2 )
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Số 35 đường Hồ Xuân Hương, cụm dân cư số 2, TDP Vực Vòng, phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam
Điện thoại: 0979 087 046
Email: anhphuongdung2018@gmail.com
Website: khachsan79.com - khachsanhanam.com

Bản quyền thuộc về Khách Sạn 79

Website is designed at tnweb.vn